Học kế toán thực hành trên Chứng từ và Lập BCTC



*  Tóm tắt nội dung :

    Chương này nói về mục đích, ý nghĩa và  cấu trúc của từng báo cáo trong hệ thống báo cáo tài chính tại Việt Nam. Bao gồm các báo cáo sau :
- Bảng cân đối kế toán
- Báo cáo kết quả hoạt động KD
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
- Thuyết minh báo cáo tài chính
Đặc biệt. chương này sẽ trình bày rõ về phương trình kế toán thông qua việc phân tích các trường hợp làm thay đổi bảng cân đối kế toán.
>>>  Click tải Bài giảng :  BG-C2




 *  Tóm tắt nội dung : 

    Trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, kế toán phải theo dõi và phản ánh biến động của các khoản mục (tai sản, nguồn vốn, doanh thu, chi phí). Trong các khoản mục theo dõi đó, có một số khoản mục mà số liệu của nó gắn liền với các đối tượng chi tiết. Chẳng hạn : Khoản mục phải thu của khách hàng sẽ gắn liền với các khách hàng A, B, C ... nào đó; tương tự đối với các khoản mục phải trả người bán, tạm ứng, nguyên vật liệu, thành phẩm, hàng hóa,...Phần 3 của chương này sẽ giúp học viên biết cách theo dõi số liệu của các khoản mục vừa đề cập gắn liền với các đối tượng chi tiết của chúng.
                      


  *  Tóm tắt nội dung :  

     Giữa tài khoản và bảng cân đối kế toán có mối quan hệ mật thiết. Nói đúng hơn giữa tài khoản với các Báo cáo tài chính có mối quan hệ không thể tách rời, bởi vì như đã trình bày ở các phần trước : Báo cáo tài chính là sản phẩm cuối cùng của kế toán, còn tài khoản là các sản phẩm trung gian nhằm lắp ghép thành sản phẩm cuối cùng. 
Chương này sẽ giúp học viên thấy rõ mối quan hệ mật thiết đó thông qua một báo cáo điển hình là Bảng cân đối kế toán, qua đó học viên cũng hiểu tương tự đối với Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (với một khác biệt là các tài khoản doanh thu, chi  phí không có số dư cuối kỳ như các tài khoản tài sản, nguồn vốn của Bảng cân đối). 
  >>> CLick tải Bài giảng: BG 3.4
                               



* Tóm tắt nội dung :

    Các đối tượng kế toán tiêu biểu được tính giá trong chương này đó là : Tài sản cố định, hàng tồn kho (cụ thể là nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ); Tính giá tức là xác định giá trị của các đối tượng đó để trình bày phản ánh giá trị của chúng trên BCTC (tức bảng cân đối kê toán).
Chương này sẽ nêu ra một số nguyên tắc ảnh hưởng đến việc tính giá, hướng dẫn tính giá nguyên giá, khấu hao và giá trị còn lại đối với TSCĐ, hướng dẫn tính giá nhập kho, xuất kho và tồn kho đối với hàng tồn kho. 

 >>> Click tải Bài giảng BG 4 





*  Tóm tắt nội dung :
    Không giống như kế toán ở các nước phát triển, ở các nước phát triển mọi diễn biến kinh tế tài chính đều được diễn ra thông qua ngân hàng, do đó người ta rất dễ dàng để xác minh tính trung thực của các sự kiện. Ở Việt Nam thì không như thế, hầu hết các nghiệp vụ kinh tế đều có thể thực hiện trực tiếp bằng tiền mặt cho nên không dễ dàng xác minh tính trung thực nếu như không có chứng từ tàm bằng chứng. Chính vì vậy, khi phản ánh các nghiệp vụ kinh tế tài chính vào sổ kế toán, thì điều đầu tiên phải phản ánh đó là : số chứng từ, ngày chứng từ. Một thầy giáo giảng dạy kế toán đã nói một cách khôi hài với sinh viên rằng : "tình yêu bắt nguồn từ đôi mắt cũng như kế toán bắt đầu bằng chứng từ ". 
 >>> Click tải Bài giảng: BG 5     




* Tóm tắt nội dung :

     Việc tính giá thành sản phẩm là một việc quan trọng không thể thiếu trong các doanh nghiệp sản xuất, giá trị của các sản phẩm sản xuất ra phụ thuộc rất lớn vào các yếu tố đầu vào như : nguyên vật liệu, tiền lương công nhân và các chi phí khác trong sản xuất.
Chương này sẽ giúp học viên theo dõi, phản ánh đầy đủ các chi phí trong sản xuất, từ đó xác định được giá thành sản phẩm và lập các báo cáo để giúp các nhà quản trị kịp thời ra các quyết định trong sản xuất cho phù hợp với tình hình thị trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay. 
 >>> Click tải bài giảng: BG 6.2 




         

 * Tóm tắt nội dung :

    Sản phẩm sau khi sản xuất ra sẽ được doanh nghiệp đưa đi tiêu thụ thông qua 2 phương thức phổ biến đó là : xuất bán trực tiếp cho khách hàng hoặc là thông qua các đại lý. Kế toán có nhiệm vụ theo dõi và phản ánh đầy đủ mọi khoản doanh thu và chi phí có liên quan trong quá trình tiêu thụ, từ đó xác định được kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.



*  Tóm tắt nội dung
     Khác với doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp thương mạivới chức năng chính là mua bán hàng hóa. Tất cả các đối tượng mà doanh nghiệp mua vào với mục đích bán ra để kiếm lời thì đều được gọi là hàng hóa. Trong các doanh nghiệp này, kế toán sẽ theo dõi và phản ánh các nghiệp vụ mua hàng, bán hàng. Kế toán theo dõi đầy đủ các doanh thu và chi phí có liên quan đến doanh thu trong kỳ để xác định kết quả kinh doanh của DN.
>>> Click Xem Bài giảng: BG 6.4




*  Tóm tắt nội dung
    Như đã biết, sản phẩm cuối cùng của kế toán chính là các BCTC. Tuy nhiên muốn có số liệu để tổng hợp lên các báo cáo đó thì không thể thiếu các sản phẩm trung gian là các sổ sách kế toán. Đối với kế toán Việt Nam, Bộ tài chính ban hành và hướng dẫn 5 hình thức (tức là một hệ thống các sổ sách) kế toán.
Ngày nay, hầu hết các doanh nghiệp không còn ghi sổ bằng tay nữa, nhưng cho dù ghi sổ (tức nhập liệu) bằng máy tính, thì tất cả các mẫu biểu cũng cần phải chấp hành cho đúng theo quy định.
 >>> Click Xem File Bài giảng  :  BG 7

Tư vấn Học (0908.125.042) và Cấp Bằng tại : 952 Quang Trung, P8, Gò Vấp

Học - Cấp Bằng tại: 952 Quang Trung, P8, Gò Vấp - 117 Vươn Lài, Tân Phú.

Học - Cấp Bằng tại: 952 Quang Trung, P8, Gò Vấp -  117 Vươn Lài, Tân Phú.
Click xem bản đồ dò trên GOOGLE